Hội nhập kinh tế Đông Á nhìn từ góc độ mạng lưới sản xuất khu vực và hàm ý đối với Việt Nam
Tiêu đề:      Hội nhập kinh tế Đông Á nhìn từ góc độ mạng lưới sản xuất khu vực và hàm ý đối với Việt Nam
Mục:      Điểm sách
Mã tài liệu:      6961316012
Năm xuất bản:      2016
Số xuất bản:      5
Số trang:      80
Ngôn ngữ:      Tiếng Việt
Đánh giá:      0 
Mô tả nội dung:     

Tác giả: Bùi Thái Quyên

Nhà xuất bản Lao động Xã hội, 2014, 195 tr.

Hội nhập kinh tế khu vực hay trên thế giới là xu hướng tất yếu đối với bất kỳ quốc gia nào trong thời đại hiện nay. Vấn đề đặt ra cho các nền kinh tế trong quá trình hội nhập hiện nay là phải tăng khả năng cạnh tranh bằng nhiều cách, một trong số đó là thông qua liên kết kinh doanh và tạo dựng các mạng lưới sản xuất, vừa hỗ trợ vừa thúc đẩy nhau cùng phát triển. Vị trí của một quốc gia trong mạng lưới sản xuất toàn cầu hay mạng lưới sản xuất khu vực phản ánh khả năng cạnh tranh của quốc gia đó và của doanh nghiệp thuộc quốc gia đó. Cuốn sách “Hội nhập kinh tế Đông Á nhìn từ góc độ mạng lưới sản xuất khu vực và hàm ý đối với Việt Nam” của tác giả Bùi Thái Quyên đánh giá định lượng những đóng góp của mạng sản xuất khu vực trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung cuốn sách gồm 3 chương:

Chương 1 - Cơ sở lý luận và thực tiễn về hội nhập kinh tế khu vực và mạng sản xuất - chủ yếu xem xét những cơ sở lý luận và thực tiễn về hội nhập kinh tế và mạng sản xuất; phân tích mạng sản xuất toàn cầu về các mặt cấu trúc, đặc điểm và những đóng góp của nó đối với phát triển kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập tới những yếu tố thúc đẩy và mở rộng mạng sản xuất, các phương thức có thể để một doanh nghiệp hoặc một quốc gia gia nhập mạng sản xuất toàn cầu.

Chương 2 - Hội nhập kinh tế Đông Á nhìn từ góc độ mạng sản xuất khu vực – trình bày những thành tựu và khó khăn của hội nhập kinh tế Đông Á và những điều kiện hình thành, mở rộng của mạng sản xuất khu vực Đông Á. Chương này cũng rút ra kinh nghiệm của một số nước trong việc gia nhập và phát triển trong mạng sản xuất toàn cầu và khu vực.

Chương 3 - Hội nhập kinh tế khu vực Đông Á của Việt Nam nhìn từ góc độ mạng sản xuất: Những hàm ý chính sách - chỉ rõ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Việt Nam cần phải có những thay đổi chính sách thích hợp khuyến khích đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài. Chương này tác giả đưa ra những gợi ý để thay đổi chính sách đầu tư kinh tế cho Việt Nam.

Cùng chung bối cảnh hội nhập, Việt Nam đã nhận được không ít những cơ hội tìm kiếm đầu tư và phát triển kinh tế. Song, những khó khăn từ khả năng cạnh tranh yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam cũng lại không nhỏ. Các doanh nghiệp Việt Nam đang rất vất vả để đứng vững trên thị trường và nếu không có những chính sách và định hướng thích hợp vì việc hội nhập chỉ đem lại nhiều vấn đề hơn là những lợi ích cho nền kinh tế quốc gia. Cuốn sách “Hội nhập kinh tế Đông Á nhìn từ góc độ mạng lưới sản xuất khu vực và hàm ý đối với Việt Nam” là một tài liệu tham khảo có ý nghĩa, góp phần thúc đẩy quá trình tham gia mạng sản xuất khu vực của các ngành công nghiệp Việt Nam cũng như quá trình hội nhập khu vực Đông Á trong thời gian tới.

 

Ngọc Anh

Lượt xem:      338
Bạn cần phải đăng ký tài khoản và đăng nhập vào hệ thống để có thể DOWNLOAD MIỄN PHÍ bài viết dưới dạng file PDF.

Đánh giá


TỔNG BIÊN TẬP

PGS.TS. PHẠM HỒNG THÁI

 

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

PGS.TS. PHẠM QUÝ LONG

 

TRƯỞNG PHÒNG BIÊN TẬP - TRỊ SỰ

ThS. VŨ THỊ MAI

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Chủ tịch hội đồng

PGS.TS. PHẠM HỒNG THÁI

Ủy viên hội đồng

TS. Lý Xuân Chung
PGS.TS. Phạm Quý Long
TS. Trần Quang Minh
TS. Đặng Xuân Thanh
GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng
GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn

TÒA SOẠN

 

Phòng 1207 - Tầng 12, Tòa nhà Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam.
Số 1, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.