Kinh tế Nhật Bản tiếp tục suy thoái
Tiêu đề:      Kinh tế Nhật Bản tiếp tục suy thoái
Mục:      Thông tin - Tư liệu
Mã tài liệu:      6966214682
Năm xuất bản:      2015
Số xuất bản:      11
Số trang:      76
Ngôn ngữ:      Tiếng Việt
Đánh giá:      0 
Mô tả nội dung:     

Trái ngược với dự đoán của các nhà phân tích tại Capital Economics rằng nền kinh tế Nhật Bản có thể sẽ tăng trưởng trở lại trong quý III năm 2015 và tổng sản phẩm quốc nội  (GDP) cũng  sẽ tăng 1% trong năm tài chính này, ngày 16 tháng 11 vừa qua,  Chính phủ Nhật Bản công bố số liệu cho thấy GDP của nước này trong quý III tiếp tục giảm 0,8%, sau khi đã giảm 0,7% trong quý II. Việc GDP tăng trưởng âm liên tiếp trong 2 quý II và III cho thấy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới lại một lần nữa rơi vào suy thoái. Đây là cuộc suy thoái thứ 2 kể từ sau cuộc suy thoái năm 2014, khi chính phủ quyết định tăng thuế tiêu thụ nhằm kích thích nền kinh tế đang tăng trưởng chậm.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sụt giảm kinh tế trong quý III hiện nay là do hoạt động đầu tư trì trệ, lượng hàng tồn kho giảm sút kéo theo sự sụt giảm của tăng trưởng GDP. Bên cạnh đó, bối cảnh kinh tế toàn cầu ảm đạm và cảnh báo về sự tăng trưởng chậm lại của các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc, khiến nhiều công ty Nhật Bản cắt giảm chi tiêu và sản lượng. Cụ thể, việc giảm sút hàng tồn kho khiến GDP quý III của Nhật Bản giảm 0,5%, trong khi đó tiêu dùng cá nhân chỉ góp phần vào sự tăng trưởng GDP 0,3%. Cùng kỳ, chi phí đầu tư kinh doanh của các công ty sụt giảm 1,3%. Sự sụt giảm đầu tư này được xem như một lời khước từ của các doanh nghiệp khi đi ngược lại lời kêu gọi của ông Shinzo Abe, kêu gọi các công ty Nhật Bản đưa lượng dự trữ tiền mặt tối đa mà họ nắm giữ vào chi phí đầu tư cơ bản.

Các báo cáo mới đây cũng cho thấy các dữ liệu kinh tế ảm đạm của Nhật Bản trong vài tháng qua: chỉ số lạm phát lõi giảm, chi tiêu các hộ gia đình giảm, sản lượng sản xuất xe giảm, doanh số bán lẻ giảm và nhập khẩu giảm trong khi xuất khẩu đình trệ. Một điểm sáng hiếm hoi là sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng 1,1% trong tháng 9 so với tháng trước, nhưng vẫn không đủ để bù đắp sự sụt giảm trong tháng 7 và tháng 8.

Ông Atsushi Takeda, chuyên gia kinh tế của Itochu Corp-Tokyo nhận định:  "Ngân hàng trung ương Nhật Bản nên hành động ngay bây giờ trước thực trạng các chỉ số cơ bản của nền kinh tế đang ở mức báo động, giá cả đang giảm và nền kinh tế không tăng trưởng, kỳ vọng lạm phát tăng vô cùng mờ nhạt".

Hiện Thủ tướng Shinzo Abe đang yêu cầu Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Akira Amari soạn thảo các biện pháp nhằm đạt mục tiêu tăng GDP danh nghĩa của Nhật thêm 20%, đạt 600 nghìn tỷ yên, trong 5 năm.

Sau khi số liệu GDP quý 3 được công bố ngày 16/11, ông Amari cho biết ngân sách bổ sung, nếu có, sẽ tập trung vào giải quyết các vấn đề dân số của Nhật Bản và giảm nhẹ tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối với kinh tế nước này.

Phạm Thu Thủy

Nguồn:

1. Japan Falls Into Recession for Second Time Under 'Abenomics'. http://www. bloomberg.com/news/articles/2015-11-15/japan-s-economy-contracted-entered-recession-in-third-quarter

2. Japan relapses into recession in July-September, a blow to 'Abenomics, http://www.reuters.com/article/2015/11/16/us-japan-economy-gdp-idUSKCN0T41CC20151116#TqGSE83WXg9HHJQ4.97

3.  Japan GDP shrinks 0.8%; enters recession, http://www.marketwatch.com/ story/japan-gdp-shrinks-08-enters-recession-2015-11-16

4.  Japan economy contracts for 2nd straight quarter, http://newsonjapan. com/html/news desk/article/114313.php

Lượt xem:      490
Bạn cần phải đăng ký tài khoản và đăng nhập vào hệ thống để có thể DOWNLOAD MIỄN PHÍ bài viết dưới dạng file PDF.

Đánh giá


TỔNG BIÊN TẬP

PGS.TS. PHẠM HỒNG THÁI

 

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

PGS.TS. PHẠM QUÝ LONG

 

TRƯỞNG PHÒNG BIÊN TẬP - TRỊ SỰ

ThS. VŨ THỊ MAI

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Chủ tịch hội đồng

PGS.TS. PHẠM HỒNG THÁI

Ủy viên hội đồng

TS. Lý Xuân Chung
PGS.TS. Phạm Quý Long
TS. Trần Quang Minh
TS. Đặng Xuân Thanh
GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng
GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn

TÒA SOẠN

 

Phòng 1207 - Tầng 12, Tòa nhà Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam.
Số 1, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.