Thuyết trình khoa học về thực trạng kinh tế Nhật Bản hiện nay
Tiêu đề:      Thuyết trình khoa học về thực trạng kinh tế Nhật Bản hiện nay
Mục:      Thông tin - Tư liệu
Mã tài liệu:      2135767100
Năm xuất bản:      2011
Số xuất bản:      11
Ngôn ngữ:      Tiếng Việt
Đánh giá:      0 
Mô tả nội dung:     

Trong các ngày 12 và 21 tháng 11 năm 2011, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tổ chức hai buổi thuyết trình về thực trạng nền kinh tế Nhật Bản hiện nay do Giáo sư Dimiter Ialnazov và Giáo sư Satoshi Mizobata đến từ Khoa kinh tế thuộc Đại học Kyoto, Nhật Bản trình bày. Đây là những sinh hoạt khoa học nằm trong kế hoạch hợp tác trao đổi nghiên cứu giữa Khoa Kinh tế của Đại học Kyoto và Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

Trong buổi thuyết trình ngày 12/11 với chủ đề: “Những thách thức đối với nền kinh tế và các doanh nghiệp Nhật Bản hiện nay”, Giáo sư Dimiter Ialnazov đã đề cập khái quát những vấn đề khó khăn mà nền kinh tế và các doanh nghiệp Nhật Bản đang gặp phải, nhất là các vấn đề như vấn đề già hóa dân số, thâm hụt ngân sách, nợ công (demography, deficit, debt – 3D); khó khăn trong việc thoát khỏi ảnh hưởng của “hệ thống Nhật Bản” (Japanese system) thời hậu chiến - hệ thống có sự cố kết giữa chính phủ và giới doanh nghiệp - như có thể thấy trong trường hợp những ưu đãi của chính phủ dành cho Công ty Điện lực Tokyo hay trong cuộc tranh luận về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện nay; sự lên giá của đồng yên và tác động của nó đến các doanh nghiệp chế tạo của Nhật Bản. Giáo sư cũng chỉ ra những nguyên nhân cơ bản của tình trạng bế tắc của nền kinh tế Nhật Bản, trong đó có sự thiếu vắng một người lãnh đạo mạnh, thiếu những thay đổi trong cách suy nghĩ và hành động của Nhật Bản.

Giải đáp những thắc mắc xung quanh “bức tranh màu xám” về kinh tế Nhật Bản trong bài trình bày của mình, Giáo sư Ialnazov nhận định nếu không có những thay đổi trong tương lai, Nhật Bản có thể phải gánh chịu một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai và những tác động tiêu cực của nó sẽ rất lớn, thậm chí có thể tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng đang xảy ra trong khu vực đồng euro hiện nay.

Trong buổi thuyết trình vào ngày 21/11 với chủ đề: “Khủng hoảng kinh tế và ba thảm họa trong nền kinh tế Nhật Bản”, Giáo sư Satoshi Mizobata đề cập những đặc điểm chính của nền kinh tế Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay, nhấn mạnh những nhân tố quan trọng tác động đến nền kinh tế Nhật Bản, trong đó có khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 và ba thảm họa động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân ngày 11/3/2011, với các nội dung như sau: (1) Nhìn lại nền kinh tế Nhật Bản thời kỳ hậu chiến; (2) Thời kỳ bong bóng kinh tế và “20 năm mất mát” hậu bong bóng; (3) Khủng hoảng toàn cầu tấn công Nhật Bản; (4) Hậu quả của khủng hoảng và thảm họa; (5) Những trở ngại đối với phát triển bền vững và ổn định; (6) Triển vọng của kinh tế Nhật Bản.

Các buổi thuyết trình đều diễn ra trong bầu không khí thảo luận sôi nổi sau mỗi báo cáo. Nhiều câu hỏi về các vấn đề liên quan đến nền kinh tế Nhật Bản được đưa ra và thảo luận trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở. Đây là cơ hội để các nhà nghiên cứu của Việt Nam có thể hiểu thêm cách nhìn nhận, đánh giá về nền kinh tế Nhật Bản của chính những người trong cuộc, đồng thời cũng gợi mở những vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu trong tương lai.

 

Hải Anh - Hồng Hạnh

Từ khóa:      Nhật Bản, kinh tế
Lượt xem:      1074
Bạn cần phải đăng ký tài khoản và đăng nhập vào hệ thống để có thể DOWNLOAD MIỄN PHÍ bài viết dưới dạng file PDF.

Đánh giá


TỔNG BIÊN TẬP

PGS.TS. PHẠM HỒNG THÁI

 

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

PGS.TS. PHẠM QUÝ LONG

 

TRƯỞNG PHÒNG BIÊN TẬP - TRỊ SỰ

ThS. VŨ THỊ MAI

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Chủ tịch hội đồng

PGS.TS. PHẠM HỒNG THÁI

Ủy viên hội đồng

TS. Lý Xuân Chung
PGS.TS. Phạm Quý Long
TS. Trần Quang Minh
TS. Đặng Xuân Thanh
GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng
GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn

TÒA SOẠN

 

Phòng 1207 - Tầng 12, Tòa nhà Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam.
Số 1, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.