Tiêu đề: | VỀ QUỐC HỘI HÀN QUỐC |
Mục: | Hàn Quốc |
Tác giả: | Hồ Việt Hạnh |
Mã tài liệu: | 35 |
Năm xuất bản: | 2010 |
Số xuất bản: | 2 |
Số trang: | 12 |
Ngôn ngữ: | Tiếng Việt |
Đánh giá: |
![]() |
Mô tả nội dung: |
VỀ QUỐC HỘI HÀN QUỐCCó thể nói, thời kỳ Rô Thê U nắm quyền là thời kỳ chuyển tiếp từ chế độ độc tài sang dân chủ, nhiệm kỳ tổng thống 5 năm do Hiến pháp quy định với phương pháp bầu cử trực tiếp. Việc hợp nhất 3 đảng phái chính trị chính thành một đảng duy nhất trong Quốc hội và đưa đất nước theo con đường dân chủ là thắng lợi quan trọng của Hàn Quốc. Theo chính sách “ngoại giao phương Bắc”, Hàn Quốc đã đặt quan hệ ngoại giao với nhiều nước Xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc. Đặc biệt năm 1988, việc Hàn Quốc đăng cai thế vận hội Olimpic lần thứ 24 tại Seoul thành công đã nâng cao uy tín của nước này trên trường quốc tế. Kết thúc thời kỳ này, Nhà nước Pháp quyền Hàn Quốc được hình thành một cách hoàn chỉnh với các nhiệm kỳ tổng thống. Sau đó là những cải cách mang tính chi tiết. Hiến pháp hiện hành của Hàn Quốc quy định nhà nước được xây dựng theo thể chế tam quyền phân lập trong đó quyền lập pháp thuộc về Nghị viện, quyền hành pháp thuộc Chính phủ mà đứng đầu là Tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Toà án. Về cơ bản, quyền lực nhà nước được chia sẻ giữa 3 nhánh quyền lực là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo quy định của Hiến pháp thì ba nhánh quyền lực này độc lập với nhau. Thành viên của Nghị viện được cử tri bầu ra và các quan chức của Nghị viện được nghị sĩ bầu lên. Tổng thống không toàn quyền trong việc bổ nhiệm tất cả các quan chức của nhánh hành pháp. Chánh án Toà án tối cao được Tổng thống chỉ định với sự chấp thuận của Nghị viện và có quyền đề xuất với Tổng thống về việc bổ nhiệm các thẩm phán Toà án tối cao. Chánh án Toà án tối cao thông qua sự nhất trí của Hội đồng thẩm phán Toà án tối cao có quyền bổ nhiệm tất cả các thẩm phán khác ngoài các thẩm phán của Toà án tối cao mà không cần sự thông qua của Nghị viện hay Tổng thống. Như vậy, nhìn một cách tổng thể, Nhà nước pháp quyền Hàn Quốc hiện nay được cấu thành bởi ba bộ phận chủ yếu là lập pháp, hành pháp và tư pháp đối trọng và kiềm chế lẫn nhau. Sau đây chúng ta sẽ đi vào xem xét một trong ba bộ phận quan trọng là Quốc hội. 1. Cơ cấu tổ chức Quốc hội Hàn Quốc a. Bộ phận lãnh đạo |
Lượt xem: | 1132 |
VỀ QUỐC HỘI HÀN QUỐC
Bạn cần phải đăng ký tài khoản và đăng nhập vào hệ thống để có thể DOWNLOAD MIỄN PHÍ bài viết dưới dạng file PDF.
Đánh giá