Xã hội Hàn Quốc truyền thống và biến đổi
Tiêu đề:      Xã hội Hàn Quốc truyền thống và biến đổi
Mục:      Hàn Quốc, Xã hội
Mã tài liệu:      1984932673
Năm xuất bản:      2017
Số xuất bản:      2
Số trang:      80
Ngôn ngữ:      Tiếng Việt
Đánh giá:      0 
Mô tả nội dung:     

Tác giả: TS. Nguyễn Thị Thắm

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2016, 215 tr.

Hàn Quốc học là một trong những hạt nhân của khu vực học như Châu Á học, Đông Phương học… nghiên cứu một cách tổng thể và hệ thống về Hàn Quốc trên nhiều lĩnh vực như địa lý, dân cư, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Mặc dù Hàn Quốc học tại Việt Nam đã có lịch sử phát triển hơn 20 năm nhưng ngoài một số giáo trình dạy tiếng Hàn thì nhiều môn học về Hàn Quốc, trong đó có môn xã hội Hàn Quốc vẫn còn thiếu các giáo trình chính thống. Tài liệu giảng dạy môn xã hội Hàn Quốc hiện có phần lớn là các tài liệu dịch từ tiếng Hàn, có dung lượng, nội dung, từ ngữ còn có phần chưa phù hợp với sinh viên cũng như chưa đáp ứng được đầy đủ sự quan tâm về Hàn Quốc tại Việt Nam. Trước nhu cầu đó, TS. Nguyễn Thị Thắm đã biên soạn và cho ra đời cuốn sách “Xã hội Hàn Quốc truyền thống và biến đổi” nhằm cung cấp các kiến thức, khái niệm cơ bản của xã hội Hàn Quốc cũng như vai trò của môn Xã hội Hàn Quốc trong việc phát triển ngành Hàn Quốc học tại Việt Nam.

Cuốn sách được chia thành 5 chương. Sau phần dẫn luận phân tích các khái niệm ở chương 1, tác giả đi vào giới thiệu và phân tích các thiết chế xã hội ở Hàn Quốc (chương 2). Chương 3 tập trung phân tích sự phân tầng xã hội và bất bình đẳng ở Hàn Quốc. Tác giả phân tích sự phân tầng xã hội ở Hàn Quốc ở hai điểm là chế độ danh phận bốn tầng; xu thế lưỡng cực hóa và sự phát triển của tầng lớp trung lưu mới. Về vấn đề bất bình đẳng xã hội ở Hàn Quốc, tác giả tập trung vào ba khía cạnh là bất bình đẳng thu nhập; bất bình đẳng giới; và bất bình đẳng vùng miền. Bên cạnh đó, tác giả cùng đề cập đến vấn đề di động xã hội ở Hàn Quốc mà cụ thể là di động xã hội giữa các thế hệ và di động xã hội trong cùng thế hệ.

Chương 4 (Vốn xã hội ở Hàn Quốc) trình bày về mạng lưới xã hội ở Hàn Quốc, trong đó có phân tích về mạng liên kết truyền thống; chủ nghĩa cố kết trong xã hội Hàn Quốc; và mạng lưới xã hội mới. Ngoài ra tác giả cùng đề cập đến vấn đề lòng tin trong xã hội Hàn Quốc thể hiện ở hai điểm là sự chênh lệch giữa lòng tin đối với chế độ và lòng tin đối với cá nhân; mức độ lòng tin trong xã hội.

Chương 5 (Những tiền đề biến đổi xã hội ở Hàn Quốc trong tương lai) tập trung vào ba tiền đề: (i) biến đổi dân số ở Hàn Quốc mà cụ thể là tổng tỷ suất sinh giảm mạnh; tỷ lệ di cư cao; lão hóa dân số nhanh chóng; cơ cấu dân số mất cân bằng; (ii) toàn cầu hóa và công nghiệp văn hóa ở Hàn Quốc, trong đó đề cập đến toàn cầu hóa và chính sách văn hóa; công nghiệp văn hóa ở Hàn Quốc; Hàn lưu và ảnh hưởng quốc tế; (iii) thế hệ xã hội ở Hàn Quốc và sự thay đổi giá trị.

Cuốn sách đã làm rõ những nét truyền thống và biến đổi của xã hội hiện đại Hàn Quốc trên các mặt như thiết chế xã hội, cơ cấu xã hội, bất bình đẳng, vốn xã hội… từ góc độ tiếp cận tổng hợp các lý thuyết biến đổi xã hội. Trong từng lĩnh vực, những vấn đề nổi bật nhất của xã hội Hàn Quốc từ truyền thống và hiện đại đã được phản ánh trong các chương của cuốn sách. Bên cạnh đó, những nội dung có liên quan đến Việt Nam hoặc Việt Nam quan tâm như phong trào xây dựng Làng mới, Làn sóng Hàn Quốc, gia đình đa văn hóa… cũng được làm rõ nhằm khuyến khích sự tìm tòi, nghiên cứu của bạn đọc.

Hà Hậu

 

Lượt xem:      370
Bạn cần phải đăng ký tài khoản và đăng nhập vào hệ thống để có thể DOWNLOAD MIỄN PHÍ bài viết dưới dạng file PDF.

Đánh giá


TỔNG BIÊN TẬP

PGS.TS. PHẠM HỒNG THÁI

 

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

PGS.TS. PHẠM QUÝ LONG

 

TRƯỞNG PHÒNG BIÊN TẬP - TRỊ SỰ

ThS. VŨ THỊ MAI

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Chủ tịch hội đồng

PGS.TS. PHẠM HỒNG THÁI

Ủy viên hội đồng

TS. Lý Xuân Chung
PGS.TS. Phạm Quý Long
TS. Trần Quang Minh
TS. Đặng Xuân Thanh
GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng
GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn

TÒA SOẠN

 

Phòng 1207 - Tầng 12, Tòa nhà Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam.
Số 1, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.