Mở cửa Kinh tế: Hàn Quốc bỏ xa Nhật Bản
Tiêu đề:      Mở cửa Kinh tế: Hàn Quốc bỏ xa Nhật Bản
Mục:      Thông tin - Tư liệu, Hàn Quốc
Mã tài liệu:      1121957635
Năm xuất bản:      2012
Số xuất bản:      1
Ngôn ngữ:      Tiếng Việt
Đánh giá:      4 
Mô tả nội dung:     

Ngày 1 tháng 7 năm 2011, Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Hàn Quốc đã chính thức có hiệu lực, hứa hẹn mở ra nhiều thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ cũng như thúc đẩy nền kinh tế của cả hai bên. Việc ký kết thỏa thuận này thể hiện sự quan tâm lớn của Châu Âu đối với kinh tế và thị trường của Hàn Quốc.

Sáu tháng sau, Tokyo vẫn đang cố thuyết phục Liên minh Châu Âu ít nhất là bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức về một hiệp ước tương tự với Nhật Bản. Tuy nhiên các cuộc đàm phán đang bị trì hoãn khi mà lợi ích của Châu Âu dường như hạn chế. Thậm chí trước cuộc khủng hoảng đồng euro, Nhật Bản, không giống như nước láng giềng của họ, đã không phải là một ưu tiên hàng đầu đối với các quan chức EU.

Trong vài năm qua, Nhật Bản không chỉ đánh mất vị trí kinh tế thứ hai thế giới mà còn phải đối mặt với việc bị Hàn Quốc vượt lên trong nhiều lĩnh vực như sản xuất xe hơi, đồ điện tử, điện thoại thông minh… Theo dự báo của IHS Global Insight, Hàn Quốc sẽ vượt Nhật Bản về sản lượng kinh tế bình quân đầu người trong 20 năm tới. IHS tính toán rằng GDP trên đầu người của Hàn Quốc sẽ đạt mức 72.400 USD trong năm 2031, và Nhật Bản sẽ là 71.800 USD.

Hàn Quốc bị kẹp ở giữa nền kinh tế có chi phí sản xuất cao - Nhật Bản và nền kinh tế có chi phí sản xuất thấp – Trung Quốc và Đông Nam Á. Trong chừng mực nào đó, Hàn Quốc hưởng lợi bằng việc đẩy chi phí lao động của mình xuống thấp hơn. Tuy nhiên, với việc chi phí lao động đang tăng, Hàn Quốc sẽ ngày càng khó có thể làm được điều đó. Song Chính phủ Hàn Quốc cũng đang làm tất cả những gì có thể nhằm đạt được thành công. Một trong những nỗ lực để thực hiện điều này là mở cửa ngành công nghiệp để cạnh tranh với nước ngoài. Tiếp theo FTA với EU, Hàn Quốc tiến hành ký kết một hiệp định tương tự với Mỹ. Hiệp định này đã được Quốc hội Hàn Quốc phê chuẩn hồi tháng 11/2011. Để đạt được thành công trong tiến trình tự do hóa, Chính phủ Hàn Quốc đã phải vượt qua sự phản đối trong nước, đặc biệt là từ khu vực nông nghiệp.

Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda có thể rút ra một bài học từ cách tiếp cận này bằng việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) một cách suôn sẻ. Điều này có thể được thực hiện thông qua 2 bước. Bước 1 là vượt qua sự phản đối trong nước để cải cách. Bước hai là đóng vai trò quan trọng trong việc kết hợp sáng kiến TPP với những nỗ lực tự do hóa thương mại ở các nước Châu Á, điều này đã được Trung Quốc đề xuất lần đầu tiên vào năm 2002.

Nhật Bản là quốc gia duy nhất có thể liên kết Mỹ - quốc gia dẫn đầu TPP với tự do hóa thương mại nội Á tập trung quanh Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Nếu Tokyo thành công, họ sẽ lấy lại được vị thế và sức mạnh đáng kể. Nhưng điều này chỉ có thể xảy ra nếu Nhật Bản thực thi trước các cuộc cải cách trong nước và mở cửa nhiều lĩnh vực hơn nữa để cạnh tranh quốc tế như những gì Hàn Quốc đã quyết định thực thi.

Thực tế, có một số lựa chọn cho cách tiếp cận như vậy nếu Nhật thành công trong dài hạn. Trong ngắn hạn, quá trình hành động này sẽ thành công trong việc đưa các quan chức EU tới bàn đàm phán FTA với Nhật

Nhưng cho đến nay, Châu Âu và những nước khác thấy rằng có quá ít dấu hiệu về quyết tâm chính trị rõ ràng từ phía Nhật Bản để bắt tay vào một tiến trình như vậy.

Ngọc Anh

Nguồn: http://www.japantimes.co.jp text /nb20120109ve.html

Lượt xem:      2907
Bạn cần phải đăng ký tài khoản và đăng nhập vào hệ thống để có thể DOWNLOAD MIỄN PHÍ bài viết dưới dạng file PDF.

Đánh giá


TỔNG BIÊN TẬP

PGS.TS. PHẠM HỒNG THÁI

 

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

PGS.TS. PHẠM QUÝ LONG

 

TRƯỞNG PHÒNG BIÊN TẬP - TRỊ SỰ

ThS. VŨ THỊ MAI

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Chủ tịch hội đồng

PGS.TS. PHẠM HỒNG THÁI

Ủy viên hội đồng

TS. Lý Xuân Chung
PGS.TS. Phạm Quý Long
TS. Trần Quang Minh
TS. Đặng Xuân Thanh
GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng
GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn

TÒA SOẠN

 

Phòng 1207 - Tầng 12, Tòa nhà Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam.
Số 1, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.