Tiêu đề: | Việt Nam – sự tin tưởng sâu sắc đối với Nhật Bản |
Mục: | Nhật Bản, Thông tin - Tư liệu |
Mã tài liệu: | 2539802224 |
Năm xuất bản: | 2017 |
Số xuất bản: | 2 |
Số trang: | 75-76 |
Ngôn ngữ: | Tiếng Việt |
Đánh giá: |
![]() |
Mô tả nội dung: |
Phỏng vấn Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio Yoshida Kenichi, Hà Nội Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo Yomiuri Shimbun tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội. Đại sứ Umeda cho rằng "tình hình chính trị và xã hội của Việt Nam ổn định, nhiều năng lượng cho các định hướng tương lai." Về chuyến thăm Việt Nam của Nhật Hoàng và Hoàng hậu Nhật Bản dự kiến trong năm 2017, quan điểm của ông là chuyến thăm này sẽ "khắc một trang mới trong quan hệ Việt Nam Nhật Bản". Chi tiết bài phỏng vấn như sau. Từ khi Đại sứ nhậm chức đến nay vào khoảng hai tháng. Ấn tượng của ông là gì? Người Việt Nam ở các tầng lớp khác nhau, bao gồm cả giới lãnh đạo đều có sự tin tưởng rất lớn đối với người Nhật và các sản phẩm Nhật Bản sản xuất. Tôi nghĩ rằng đây là một trong những nước thiện cảm với Nhật Bản nhất thế giới. Mặc dù trước kia, trong thời gian 5 năm đóng tại Việt Nam, quân đội Nhật Hoàng đã từng khiến nhiều người Việt Nam chết đói, tuy nhiên sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973 đến nay, tôi cho rằng cũng đã đạt được sự hòa giải. Lý do của sự thiện cảm lớn như vậy đối với Nhật Bản là gì? Như Shiba Ryotaro từng chỉ ra trong một cuốn sách ông viết, người Việt Nam và người Nhật Bản có tính đồng nhất và sự tương đồng cao. Thêm vào đó, có lẽ lý do còn là viện trợ và số tình nguyện viên người Nhật Bản tại Việt Nam khá lớn. Các nhà lãnh đạo Việt Nam có kỳ vọng gì ở Nhật Bản? Cùng với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, tôi đã 3 lần gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tôi cũng đã gặp lãnh đạo các địa phương chủ chốt. Tất cả mọi người đều đánh giá cao đầu tư và ODA từ Nhật Bản. Ngoài ra, sự công nhận của Nhật Bản đối với Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng được đánh giá cao, phía Việt Nam cũng đang có những động thái nhằm phê chuẩn hiệp định tại Quốc hội tiếp theo. Trong bối cảnh những nhân tố không chắc chắn trong khu vực, như sự xuất hiện của Tổng thống Mỹ Trump và Tổng thống Philippines Duterte, triển vọng của Đại hội Đảng Cộng sản thứ 19 tại Trung Quốc... đang gia tăng, lãnh đạo của Việt Nam cũng kỳ vọng vào việc Nhật Bản sẽ phát huy mạnh mẽ vai trò chủ đạo đối với hòa bình và ổn định trong khu vực. Việt Nam có cái nhìn thế nào về Tổng thống Trump? Họ đang quan sát chặt chẽ việc liệu Tổng thống mới sẽ có những chính sách như thế nào. Từ khía cạnh an ninh, họ cảnh giác đối với việc giảm sự hiện diện của Mỹ, những khoảng trống quyền lực phát sinh ở Biển Đông. Để giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc, Việt Nam coi trọng tự do thương mại, trước hết là TPP, với mục đích tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế với các nước như Nhật Bản, Mỹ... Tầm quan trọng của Việt Nam đối với Nhật Bản là gì? Việt Nam ủng hộ chủ nghĩa hòa bình tích cực của Nhật Bản và sự tăng cường quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ, nước này đánh giá cao cuộc gặp của Thủ tướng Abe và Tổng thống Trump, cũng như chuyến thăm Nhật Bản của ông Duterte. Nhật Bản và Việt Nam có cùng một lập trường về vấn đề đảm bảo an ninh hàng hải cũng như phản đối việc dùng vũ lực để thay đổi nguyên trạng tại khu vực Biển Đông. Ông muốn tập trung tâm huyết vào những vấn đề gì trên cương vị một đại sứ ? Đó là việc tăng cường quan hệ hai nước trên lĩnh vực an ninh, hỗ trợ Việt Nam phát triển một cơ sở hạ tầng xã hội chất lượng cao, chi viện cho những doanh nghiệp Nhật Bản đang hỗ trợ và kinh doanh, hoạt động tại Việt Nam. Những vấn đề như hợp tác phát triển nguồn nhân lực, phổ biến tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản cũng hết sức quan trọng. Ngoài ra đây là vấn đề có lẽ sẽ mất nhiều thời gian nhưng tôi muốn hiện thực hóa mục tiêu thiết lập Tổng Lãnh sự tại Đà Nẵng, địa điểm quan trọng đối với khu vực Biển Đông và là địa phương đang có trên 100 doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động. Tóm lược về tiểu sử Đại sứ Umeda Kunio: Sinh tháng 3/1954 tại Hiroshima. Năm 1978 vào công tác tại Bộ Ngoại giao Nhật Bản với "mong muốn đóng góp cho sự phát triển của các nước đang phát triển". Từng kinh qua các chức vụ Trưởng phòng Đông Nam Á II, Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Công sứ ĐSQ Nhật Bản tại Trung Quốc, Đại sứ Nhật Bản tại Brazil... Câu nói tâm đắc: "Không phán xét sự việc theo được mất mà hỏi trái tim mình điều gì là đúng đắn”. Đối với hai đấng sinh thành từng làm lụng vất vả nuôi ông ăn học, đến giờ ông vẫn cảm thấy biết ơn hết sức sâu sắc. Người dịch: Đỗ Ánh Nguồn: Báo Yomiuri Shimbun 16/1/2017, trang 24 (Nguyên văn: 「ベトナム 日本に厚い信頼 未来志向の力満ちる」)
|
Lượt xem: | 280 |
Việt Nam – sự tin tưởng sâu sắc đối với Nhật Bản
Bạn cần phải đăng ký tài khoản và đăng nhập vào hệ thống để có thể DOWNLOAD MIỄN PHÍ bài viết dưới dạng file PDF.
Đánh giá