Quản lý rủi ro nợ công Nhật Bản
Tiêu đề:      Quản lý rủi ro nợ công Nhật Bản
Mục:      Nhật Bản, Điểm sách
Mã tài liệu:      1642068386
Năm xuất bản:      2015
Số xuất bản:      9
Số trang:      80
Ngôn ngữ:      Tiếng Việt
Đánh giá:      0 
Mô tả nội dung:     

Tác giả: PGS. TS. Phạm Quý Long

Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015, 258 tr.

Rủi ro và quản lý rủi ro nợ công là một trong những vấn đề kinh tế quan trọng và rất phức tạp trong quản trị bảng cân đối tài chính quốc gia. Từ khảo sát thực tế và đúc rút các bài học kinh nghiệm quốc tế đương đại cho thấy rằng quy mô nợ công ở Nhật Bản hiện nay là cao nhất so với các nền kinh tế trên thế giới, chiếm tới gần 245% GDP của nước này. Song, Nhật Bản không quá vội vã hay lo ngại đối với vấn đề nợ công của mình như thái độ hoảng loạn từ nhiều chính phủ khác ở Châu Âu. Điều này đặt ra câu hỏi là thực tế trong tiến trình phát triển kinh tế của Nhật Bản từ năm 1990 trở lại đây, thực trạng nợ công của Nhật Bản có tiềm ẩn những rủi ro gì cho các vấn đề kinh tế và xã hội Nhật Bản hay không? Và nếu có, Nhật Bản làm thế nào để quản lý được các rủi ro đó?

Đối với nền kinh tế Việt Nam, mặc dù ở mức độ tổng quát, nợ công hiện chưa đáng lo ngại nhưng có lẽ Việt Nam chưa nhìn nhận và đánh giá đầy đủ vấn đề quản trị rủi ro từ nợ công. Việc tham chiếu nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là từ nghiên cứu vấn đề quản lý rủi ro nợ công ở Nhật Bản có thể mang lại những bài học hữu ích. Với ý nghĩa đó, PGS.TS. Phạm Quý Long đã cho ra đời cuốn sách “Quản lý rủi ro nợ công ở Nhật Bản”. Cuốn sách có kết cấu 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến nợ công, rủi ro và quản lý nợ công. Trong chương này, tác giả trình bày khái niệm; phân loại; vai trò và bản chất kinh tế của nợ công; nguyên tắc quản lý nợ công. Đồng thời nêu rõ định nghĩa rủi ro nợ công; quản trị và xử lý sự lan tỏa rủi ro nợ công trong mục tiêu ổn định tài chính vĩ mô; và đo lường rủi ro nợ công.

Chương 2: Đặc điểm nợ công và quản lý rủi ro nợ công ở Nhật Bản đề cập tổng quan tình hình nợ công của Nhật Bản; so sánh nợ công Nhật Bản với một số nước; Abenomics và tác động làm gia tăng nợ công ở Nhật Bản. Tác giả cũng trình bày tổng quan khung khổ pháp lý và nguyên tắc trong điều hành quản lý ngân sách, nợ công chính phủ và rủi ro nợ công ở Nhật Bản; thực tiễn hoạt động quản trị và đánh giá rủi ro nợ quốc gia ở Nhật Bản từ 1990 đến nay.

Chương 3: Kinh nghiệm Nhật Bản và hàm ý chính sách cho Việt Nam đưa ra một số bài học nên tránh và bài học tham khảo từ nghiên cứu trường hợp Nhật Bản; quan điểm của chính phủ và thực trạng vấn đề quản trị rủi ro nợ công ở Việt Nam quan đánh giá từ một số nhà kinh tế; một số hàm ý chính sách cho Việt Nam.

Cuốn sách là nguồn tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách cũng như các bạn đọc khi nghiên cứu về vấn đề quản lý rủi ro nợ công nói chung và quản lý rủi ro nợ công Nhật Bản nói riêng.

Hà Hậu

 

Lượt xem:      819
Bạn cần phải đăng ký tài khoản và đăng nhập vào hệ thống để có thể DOWNLOAD MIỄN PHÍ bài viết dưới dạng file PDF.

Đánh giá


TỔNG BIÊN TẬP

PGS.TS. PHẠM HỒNG THÁI

 

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

PGS.TS. PHẠM QUÝ LONG

 

TRƯỞNG PHÒNG BIÊN TẬP - TRỊ SỰ

ThS. VŨ THỊ MAI

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Chủ tịch hội đồng

PGS.TS. PHẠM HỒNG THÁI

Ủy viên hội đồng

TS. Lý Xuân Chung
PGS.TS. Phạm Quý Long
TS. Trần Quang Minh
TS. Đặng Xuân Thanh
GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng
GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn

TÒA SOẠN

 

Phòng 1207 - Tầng 12, Tòa nhà Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam.
Số 1, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.