Tiêu đề: | Kinh tế Nhật Bản tháng 11 năm 2013 |
Mục: | Thông tin - Tư liệu, Nhật Bản |
Mã tài liệu: | 6363118472 |
Năm xuất bản: | 2013 |
Số xuất bản: | 12 |
Ngôn ngữ: | Tiếng Việt |
Đánh giá: |
![]() |
Mô tả nội dung: |
Theo số liệu công bố ngày 14/11/2013 của Chính phủ Nhật Bản, quý 3/2013 kinh tế Nhật Bản vẫn tăng trưởng dương nhưng tốc độ tăng chậm lại so với quý trước. Tỷ lệ tăng trưởng năm trong quý 3 đạt 1,9%, và tăng trưởng 0,5% so với quý trước. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng năm vẫn thấp hơn đáng kể so với 3,8% trong quý 2, do xuất khẩu yếu và chi tiêu tiêu dùng chậm lại. Xuất khẩu chỉ tăng được 2,9%, giảm 0,6% so với quý 2. Tiêu dùng cá nhân, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 60%) trong cơ cấu GDP của Nhật Bản, đạt tăng trưởng 0,1%, chậm hơn mức 0,6% của quý trước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những tín hiệu tích cực như đầu tư cho xây dựng công cộng tăng 6,5%, đầu tư cho thiết bị tăng 0,2%, đầu tư vào thị trường nhà đất tăng 2,7%. Thặng dư tài khoản vãng lai cũng có dấu hiệu khởi sắc. Theo dữ liệu công bố ngày 10 tháng 11 của Chính phủ Nhật Bản, trong sáu tháng đầu năm tài chính 2013, thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản đã tăng lên do thu nhập từ đầu tư trực tiếp nước ngoài cao hơn so với mức thâm hụt thương mại. Chỉ tính riêng trong tháng 9, thặng dư tài khoản hiện tại của Nhật Bản đã tăng 14,3% so với một năm trước đó, đạt mức 587 tỉ yên (5,9 tỷ USD), tăng tháng thứ 8 liên tiếp. Niềm tin của các công ty lớn của Nhật Bản đã được cải thiện mạnh trong quý 3 năm nay. Chỉ số quan trọng đo lường tình cảm giữa các nhà sản xuất lớn đã tăng lên 12 điểm trong tháng 9, từ 4 điểm trong cuộc khảo sát tháng 6 trước đó, cao hơn nhiều so với dự báo trung bình tăng lên 8 điểm của các nhà kinh tế, đánh dấu quý thứ 3 liên tiếp cải thiện tình cảm và niềm tin của các công ty. Đây là kết quả khảo sát lạc quan nhất kể từ tháng 12 năm 2007. Chỉ số của các nhà sản xuất vừa và nhỏ được tăng lên 14 điểm từ 12 điểm. Đây là sự gia tăng cao nhất kể từ mức 16 điểm trong khảo sát Takan tháng 12 năm 2007. CPI của Nhật Bản tháng 9 vừa qua đã tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp, thước đo lạm phát này tăng. Nguyên nhân chủ yếu, theo Bộ Nội vụ và Thông tin Nhật Bản, là do giá điện, xăng dầu và một số mặt hàng tăng cao. Sự gia tăng giá là một dấu hiệu đáng mừng đối với các chính sách của Chính phủ Nhật Bản để kết thúc hai thập kỷ giảm phát. CPI các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm đứng ở mức 100,5 so với mức cơ bản 100 của năm 2010. Giá xăng tăng 9%, trong khi giá điện tăng 7,6%. Giá các mặt hàng bền vững như máy tính cũng tăng 12,4% và điều hòa tăng 4,3%. CPI ở 23 khu vực thủ đô Tokyo trong tháng 10 tăng 0,3% lên 99,7. Giá dầu cao là nguyên nhân chính tác động đến giá tiêu dùng trong những tháng gần đây (giá xăng dầu tháng 9 cao nhất trong 5 năm qua). Như vậy, mặc dù tăng trường GDP quý 3/2013 của Nhật Bản có suy giảm đôi chút, tuy nhiên các nhà đầu tư vẫn tỏ ra lạc quan với triển vọng kinh tế Nhật Bản từ nay tới năm 2014. Đây là quý tăng trưởng dương thứ 4 liên tiếp, đánh dấu là thời gian cải thiện tốt cho nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới trong vòng 3 năm trở lại đây. Ngay sau khi công bố tình hình kinh tế, chỉ số chứng khoán Nikkei lúc đóng cửa ngày 13/11/2013 tăng 2,7%, mức cao nhất trong 6 tháng qua. Trưởng ban kinh tế của Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui, ông Hiroaki Muto cho rằng sự giảm sút đôi chút trong quý 3/2013 chỉ là hiện tượng nhất thời của kinh tế Nhật Bản, trong hai quý tới, mức tăng trưởng sẽ cao hơn vì Chính phủ sẽ ban hành gói kích thích kinh tế và các nhà đầu tư lạc quan về triển vọng tốt đẹp của kinh tế Nhật Bản thời gian tới. Ngày 5/12/2013, Chính phủ sẽ ban hành chính sách kích thích kinh tế dự kiến tới 5.000 tỉ yên (50 tỉ USD) trong đó 2.000 tỉ yên (20 tỉ USD) để tái thiết vùng bị thiên tai, mở rộng xây dựng xí nghiệp bị tổn thất thời gian qua, tăng lương, tăng việc làm cho dân chúng. Theo Junko Nishioka, kinh tế trưởng tại RBS Securities, tăng trưởng kinh tế Nhật Bản dự kiến sẽ mạnh mẽ trong quý cuối cùng của năm nay. Tuy nhiên, một số nhà phê bình chính sách đang đặt ra nghi ngại liệu những hiệu quả của sự phối hợp chính sách của Chính phủ Nhật Bản có đang yếu dần đi. Giới phân tích cũng cảnh báo chương trình kích thích tăng trưởng của Nhật Bản, kết hợp giữa tăng cường chi tiêu công và nới lỏng chính sách tiền tệ, là không đủ nếu các cam kết về cải cách kinh tế như nới lỏng luật lao động hay ký kết các hiệp định tự do thương mại không được thực hiện. Quang Minh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cabinet Office Japan, 11/2013, Monthly Economic Report, http://www5.cao.go.jp/ keizai3/getsurei-e/2013nov.html 2. CCBC, 20/11/2013, “Bank of Japan keeps hefty stimulus in place”, http://www.cnbc.com /id/101216119. 3. TETSUSHI KAJIMOTO, 20/11/2013, “Japan economy gets fresh impetus as exports log biggest rise in three years”, http://www. reuters.com/article/2013/11/20/us-japan-economy-trade-idUSBRE9AJ00120 131120. 4. Dean Baker, 19/11/2013, “Japan is showing the world that stimulus works”, http://america.aljazeera.com/opinions/2013/11/japan-stimulus debtabeeconomics.html. 5. ELEANOR WARNOCK, 15/11/2013, “Japan's Mammoth Pension Fund Set to Evolve”, http://online.wsj.com/news/articles/ SB10001424052702303559504579199532615602184. 6. Tetsushi Kajimoto and Leika Kihara, 13/11/2013, “Japan machinery orders fall, BOJ warns of overseas risks”, http://www.reuters. com/article/2013/11/13/us-japan-economy-machinery-idUSBRE9 AC02A20131113. 7. Sophia Yan, 13/11/2013, “Japan economy slows dramatically”, http://money.cnn.com/20 13/11/13/news/economy/japan-gdp/. 8. English.news.cn, 13/11/2013, “Japan's wholesale prices up 2.5 pct in October”, http://news.xinhuanet.com/english/business/2013-11/13/c_132884474.htm. |
Lượt xem: | 1351 |
Kinh tế Nhật Bản tháng 11 năm 2013
Bạn cần phải đăng ký tài khoản và đăng nhập vào hệ thống để có thể DOWNLOAD MIỄN PHÍ bài viết dưới dạng file PDF.
Đánh giá